BÀI II MÚA RỐI NƯỚC

Trước hết chúng ta thử tìm hiểu múa rối nước là gì?

Múa rối nước là một hình thức nghệ thuật sân khấu có từ lâu đời. Múa rối phối hợp kỹ thuật và nghệ thuật tạo hình con rối với kỹ thuật và nghệ thuật điều khiển con rối. Con rối là phương tiện chủ yếu trong nghệ thuật múa rối, nó thể hiện trên sân khấu trí tưởng tượng phong phú của con người về thực tế khách quan. Khán giả thường không nhìn thấy diễn viên điều khiển con rối. Múa rối phục vụ mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em.

Múa rối nước là một hình thức nghệ thuật sân khấu đặc sản của Việt Nam. Sân khấu biểu diễn của con rối là mặt nước ao, hồ hay một bể nước rộng. Con rối được làm bằng gỗ hay chất liệu không thấm nước. Buồng của diễn viên đứng ở giữa hồ hay ở một phía của bờ hồ. Trước mặt diễn viên điều khiển có một tấm màn che, đứng trong nhìn ra thấy rõ con rối và khán giả nhưng khán giả từ ngoài nhìn vào thì không nhìn thấy diễn viên. Diễn viên điều khiển đứng dưới nước, cho cả hai tay xuống nước qua màn che làm cho con rối hoạt động bằng hệ thống dây hoặc những chiếc sào dài khoảng hai, ba mét. Nước che các loại sào, dây và thiết bị điều khiển.

Nội dung các vở múa rối nước thường phản ánh cuộc sống, sinh hoạt ở nông thôn Việt Nam, thể hiện ước mơ của người dân Việt Nam.

Chẳng hạn như vở “Cáo bắt vịt”. Chúng ta hãy hình dung ra cảnh mặt nước trên một chiếc ao làng. Hai vợ chồng người chăn vịt đi ra cùng với một con chó và một đàn vịt. Đàn vịt bơi trên mặt ao. Vợ chồng ông chăn vịt bắt cua. Một con cáo chạy đến, chó đuổi theo cáo, cáo tha vịt chạy khắp mặt ao rồi trèo lên cây. Cuối cùng ông bà cụ và chó đuổi được cáo, cứu được con vịt…

Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam bắt nguồn từ trò chơi của nhân dân lao động Việt Nam. Một số di tích văn hóa tìm được cho thấy rằng múa rối nước xuất hiện từ thời nhà Lý khoảng thế kỷ XI ở vùng Sơn Tây (nay thuộc tỉnh Hà Sơn Bình), nơi có nhiều điều kiện biểu diễn múa rối nước. Lúc đầu, đấy chỉ là trò chơi trong một gia đình hay vài gia đình với nhau. Sau đó múa rối nước được biết đến ở khắp nơi, phát triển rực rỡ nhất vào thời nhà Trần khoảng thế kỷ XIII – XIV. Tiếc là trong nhiều thời kỳ lịch sử, múa rối nước đã không được chú ý đến nên ở một số nơi truyền thống múa rối nước dân tộc bị mất đi. Trong những năm gần đây, nghệ thuật múa rối nước đang được dần dần phục hồi và phát triển.

Nghệ thuật múa rối nước hoạt động thành từng đội, từng đoàn. Nổi tiếng nhất là các đoàn múa rối nước Thái Bình, Hà Sơn Bình, Hà Nam Ninh. Thời gian vừa qua đoàn múa rối nước Việt Nam đã biểu diễn thành công tại nhiều nước, nhất là ở một số nước Tây Âu, nơi có nhiều Việt kiều sinh sống.

Đối với thế giới, múa rối nước Việt Nam là một đóng góp độc đáo và đầy sáng tạo vào kho tàng nghệ thuật sân khấu của nhân loại.

TỪ MỚI

  múa rối   кукла, марионетка (тж. con rối) театр кукол
múa rối nước lâu đời театр кукол на воде   древний, многовековый, давний
từ lâu đời испокон веков
phối hợp сочетать(ся), координировать
   
tưởng tượng     trí tưởng tượng   [мысленно] представлять себе, воображать, фантазировать воображение, фантазия
diễn viên артист, актер
tầng lớp слой (социальный)
  tầng lớp nhân dân   слои населения
lứa tuổi возраст; поколение
đặc sắc самобытный, своеобразный
ao пруд
bể nước водоем, бассейн, резервуар
thấm впитываться (во что-л.), пропитать(ся), впитывать [в себя]; промокать; промокаемый
không thấm nước водонепроницаемый
dây веревка, бечевка, шнур
sào шест, жердь
sinh hoạt условия жизни, жизнь, быт
cáo лиса
đàn стая, стадо, табун, рой
kêu lên закричать
theo đuổi гнаться
trèo взбираться, карабкаться; влезать, залезать, лазить
đuổi tha прогонять нести, тащить в зубах; отпускать, выпускать
lúc đầu в первое время, вначале, сначала
rực rỡ яркий; перен. блестящий,блистательный, зд. бурный
bị mất đi потеряться, утратиться
phục hồi восстанавливать(ся), возрождать(ся)
đoàn труппа
thời gian vừa qua в последнее (за последнее) время
thành công успешно завершиться, увенчаться успехом; успешный
Việt kiều вьетнамцы (эмигранты), постоянно проживающие за границей
đóng góp делать вклад, вносить лепту; вклад, лепта
kho tàng кладовая, сокровищница

Bài tập 17. Trả lời những câu hỏi sau đây.

1. Múa rối nước là gì?

2. Múa rối phối hợp những gì?

3. Sân khấu biểu diễn múa rối nước như thế nào?

4. Con rối nước làm bằng gì?

5. Anh / chị hãy tả buồng diễn viên múa rối nước.

6. Diễn viên điều khiển con rối bằng cách nào?

7. Nội dung các vở múa rối nước phản ánh những gì?

8. Anh / chị hãy kể lại nội dung vở “Cáo bắt vịt”.

9. Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam xuất hiện khi nào? Phát triển rực rỡ nhất vào thời gian nào?

10. Vì sao ở một số nơi truyền thống múa rối nước dân tộc đã bị mất đi?

11. Thời gian vừa qua đoàn múa rối nước Việt Nam đã biểu diễn thành công ở đâu?

12. Vì sao có thể nói múa rối nước Việt Nam là một đóng góp quan trọng vào kho tàng nghệ thuật sân khấu của nhân loại?

13. Việt kiều là ai? Hiện có bao nhiêu Việt kiều tại nước ngoài? Ở nước nào?

Bài tập 18. Dịch viết lại bài đọc.

NGỮ PHÁP

...xuất hiện ở vùng Sơn Tây, nơi có nhiều điều kiện biểu diễn múa rối nước.

Trong tiếng Việt có những đoạn câu mở rộng cho một từ (hay cụm từ – словосочетание) chỉ địa điểm hoặc thời gian. Đoạn câu mở rộng cho từ chỉ địa điểm mở đầu bằng từ “nơi”, còn đoạn câu mở rộng cho từ chỉ thời gian mở đầu bằng từ “khi”. Ví dụ: Chúng tôi đã đi thăm Huế, nơi còn giữ lại được nhiều công trình kiến trúc có giá trị thuộc thời nhà Nguyễn. Chúng tôi gặp nhau lần đầu tiên vào mùa hè năm 1995, khitôi vừa mới ra trường.

Bài tâp 19. Kết hợp hai câu cho trước thành một câu rồi dịch ra tiếng Nga.

Mẫu:Chúng tôi đã đi thăm Huế. Huế còn giữ lại được nhiều công trình kiến trúc có giá trị thuộc nhà Nguyễn. =>Chúng tôi đã đi thăm Huế, nơi còn giữ lại được nhiều công trình kiến trúc có giá trị thuộc nhà Nguyễn..

1. Anh ấy cho chúng tôi xem những bức ảnh chụp cảnh bờ biển Vũng Tầu. Ở đây người ta khai thác dầu lửa. 2. Tôi nhớ mãi buổi bình minh hôm ấy. Vào lúc đó trước mắt chúng tôi hiện ra cảnh vịnh Hạ Long dưới những tia nắng mặt trời đầu tiên. 3. Đoàn đại biểu muốn đi thăm thành phố trên sông Neva. Ở đây có nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử, bảo tàng nổi tiếng thế giới. 4. Cuốn sách giới thiệu lịch sử Việt Nam, thời kỳ đầu thế kỷ XVII. Lúc đó Thiên Chúa giáo bắt đầu được đưa vào Việt Nam. 5. Trong chuyến tham quan thành phố ấy, chúng tôi sống ở khách sạn gần trung tâm thành phố. Ở đó có những khu buôn bán sầm uất. 6. Chúng tôi đến Hà Nội vào tháng 11. Vào thời gian này những đợt gió mùa đông bắc đầu tiên báo mùa đông tới gần. 7. Anh ấy kể cho chúng tôi nghe về miền đồng bằng sông Cửu Long. Ở đây có những cánh đồng phì nhiều cò bay thẳng cánh, những vườn cây ăn quả bốn mùa xanh tốt. 8. Cô không bao giờ quên được cái buổi chiều mùa thu năm ấy. Hôm đó hai người chỉ gặp nhau trong vài phút rồi chia tay nhau mãi mãi. 9. Chúng tôi nhất định sẽ đến thăm lại trại Artek. Ở đây mười năm về trước chúng tôi đã sống những ngày hè thật đẹp. 10. Cô hay nhắc đến những ngày thực tập sư phạm. Lúc đó lần đầu tiên trong đời cô đứng giảng bài trước học sinh.

Bài tập 20. Dịch ra tiếng Việt.

1. Недалеко от этой станции находится деревня, где я родился и вырос. 2. Я хорошо помню то утро, когда я покинул этот городок. 3. Мы вошли в сад, где все деревья были в цвету (nở hoa). 4. Мой друг рассказал мне о городе на берегу Дуная, где прошли его студенческие годы. 5. Я часто вспоминаю то воскресенье, когда мы вместе ездили за город. 6. Все смотрели на тот берег реки, где дети пели и танцевали у костра. 7. Я никогда не забуду тот осенний вечер, когда я ее увидел в последний раз. 8. Он не раз приезжал в тот южный город, где он провел счастливые годы молодости (những năm tuổi trẻ). 9. Нам надолго запомнились те летние дни, когда мы вместе работали в студенческом стройотряде. 10. Они вошли в большую, светлую комнату, где их уже ждали.

Bài tập 21 (làm trong lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên). Dịch ra tiếng Nga những đoạn trích trong từ điển Việt – Việt.

I. ...kỹ thuật và nghệ thuật điều khiển con rối.

Điều khiển – làm cho quá trình hoạt động diễn ra đúng quy luật, đúngquy tắc: Điều khiển máy. Điều khiển con tàu vũ trụ. Trọng tải (судья) điều khiển trận đấu (матч, состязание).

II. Khán giả thường không nhìn thấy diễn viên điều khiển con rối.

Diễn viên – người thể hiện biểu diễn nghệ thuật trên sân khấu hay màn ảnh: Diễn viên cải lương. Diễn viên điện ảnh.

III. Sân khấu biểu diễn của con rối là mặt nước ao.

Ao – chỗ đào sâu xuống đất để giữ nước nuôi cá, trồng rau v.v.: Ao rau muống.

Ta về ta tắm ao ta

Dù trong dù đục (мутный), ao nhà vẫn hơn.

(tục ngữ)

IV. Nội dung … thường phản ánh cuộc sống, sinh hoạt ở nông thôn Việt Nam.

Sinh hoạt – những hoạt động thuộc về đời sống hàng ngày của mộtngười hay một cộng đồng(община) người (nói khái quát): Sinh hoạt vật chất và tinh thần. Sinh hoạt gia đình.

II. ...múa rối nước Việt Nam là một đóng góp độc đáo và đầy sáng tạo.

Đóng góp – góp phần vào công việc chung (nói khái quát): Đóng góp phần mình vào công cuộc xây dựng đất nước. Có nhiều ý kiến đóng góp.

Bài tập 22. Nghe lại bài đọc qua băng ghi âm và viết theo.

Bài tập 23. Ghi các câu trong băng ghi âm và dịch ra tiếng Nga.

Bài tập 24. Phân biệt nghĩa ba từ “muốn” 1) хотеть, 2) того и гляди, вот-вот, “thử”, (пробовать) và “định” (намереваться, собираться). Dịch ra tiếng Nga.

1. Anh ốm đã một tuần nay, chẳng muốn ăn gì cả. 2. Tôi bị mất chìa khoa phòng, thử mở bằng chìa khóa khác nhưng không được. 3. Chúng tôi định hè này ra biển nghỉ mát. 4. Cậu thử hỏi Tiến xem, có thể cậu ấy biết. 5. Cô ấy muốn được ngồi một mình, không muốn tiếp xúc với ai cả. 6. Anh thử nhớ lại xem có đúng câu chuyện xẩy ra như vậy không? 7. Cậu định bao giờ mới lấy vợ? 8. Chúng ta cứ thử nói với ông ấy, chắc là ông ấy sẽ đồng ý. 9. Trời nhiều mây đen quá, chắc lại muốn mưa. 10. Anh ấy bước vào phòng, định nói với chúng tôi một điều gì đó nhưng sau lại thôi không nói nữa. 11. Nếu cậu định đi với chúng mình thì nhanh lên! 12. Bà ấy cảm thấy người muốn ốm nên đã đi nằm.

Bài tập 25. Ghi nhớ các nghĩa khác nhau của từ “thử”. Dịch ra tiếng Nga.

1. Anh nếm thử món canh cá xem đã đủ chua chưa! 2. Trước khi đọc để ghi vào băng ghi âm, chúng ta phải đọc thử một lần. 3. Cô làm ơn cho tôi đi thử đôi giầy mầu nâu kia! 4. Nhà máy ô tô có một khu vực rất rộng để thử các loại xe mới. 5. Trường ta mới được cung cấp thiết bị học tiếng, kỹ sư Sidorov đang cho thiết bị hoạt động thử. 6. Trong khi khám sức khỏe, một trong những công việc không thể thiếu được là thử máu (кровь). 7. Ông giám đốc giao cho người kỹ sư mới được nhận vào làm việc chữa chiếc máy để thử trình độ nghề nghiệp của anh ta. 8. Việc này rất phức tạp, nhưng cứ để tôi thử làm xem sao.

Bài tập 26. Kết hợp đơn vị trong cột A với đơn vị trong các cột I, II, III để tạo thành các từ và cụm từ.

  A I II III
mỹ cảnh thuật động
lập thành bạn tuổi
nước tàng hình trong
quát khái to ích
hiện này vật bảo
mắc thắc giới màn
đồ trèo đồng tiếng
kỷ bột đá thế
tác phẩm ngữ nghị
biểu thiện tiêu khoa
kiến xây trúc thành
nội quy phần tạo
hội định khắc họa
đổi theo trao tiến
vi phạm hình ngoài
bầy dịp trưng riêng
cao đẳng sĩ tranh
yếu xin chủ dẫn
danh sinh ghi họa
chiến kháng tiếp nốt
lưu nghệ trào kỳ
đề vấn hỏi luận
kết phương thúc
sinh hy cửa biểu
hướng hiện dẫn tiện

Bài tập 27 (làm trong phòng học tiếng).

1. Nghe các câu trong băng ghi âm và dịch ra tiếng Nga.

2. Nghe các câu tiếng Việt và nói theo.

3.1. Nghe các câu tiếng Nga và dịch ra tiếng Việt.

3.2. Nghe các câu tiếng Việt và nói theo.

BÀI ĐỌC Ở NHÀ

TRANH LÀNG HỒ

Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đàm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui. Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt chăn nuôi lắm mới khắc được những tranh lợn rảy có khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.

Kỹ thuật tranh làng Hồ đã đạt tới sự trang trí tinh tế: những bộ tranh tố nữ áo mầu, quần hoa chanh nền đen lĩnh của một thứ màu đen rất Việt Nam. Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm nếp, than của cỏi chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá. Cái màu trắng điệp cũng là một sự sáng tạo góp vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa. Màu trắng ấy càng ngắm càng ưa nhìn; những hạt cát điệp trắng nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn làm tăng thêm vẻ thâm thúy của khuôn mặt, tăng thêm sinh sống cho dáng người trong tranh.

NGUYỄN TUÂN

(Trích “Bến Hồ và làng tranh”)

Chú giải:

- Làng Hồ tức làng Đông Hồ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc, một làng có nghề làm tranh từ lâu đời. Một bộ tranh làng Hồ có khoảng 30 bức tranh khác nhau. Các tranh này khắc vào bản gỗ và in nhiều màu trên giấy dó. Hiện nay tranh làng Hồ được nhiều nước trên thế giới ưa thích.

- Nghệ sĩ tạo hình: ở đây chỉ những người sáng tạo ra những bức tranh.

- Thuần phác: hoàn toàn chất phác, mộc mạc.

- Tranh lợn rảy: tranh vẽ con lợn đứng bên bụi rảy. Rảy là một thứ cây ưa trồng ở nơi đất ẩm, gần giống như cây sọ, dùng làm thức ăn cho lợn.

- Khoáy âm dương: Khoáy vẽ trên mình con lợn, khoáy hình tròn giữa có nét cong chữ S chia hình tròn làm đôi.

- Tranh tố nữ: tranh vẽ những người con gái đẹp đang múa hoặc thổi sáo.

- Lĩnh: một thứ lụa đen bóng.

- Màu trắng điệp: màu trắng do bột lấy ở vỏ điệp trộn lẫn với hồ loãng nấu bằng bột gạo nếp tạo thành.

Câu hỏi gợi ý:

1. Tranh làng Hồ thường vẽ những đề tài rất quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày ở làng quê Việt Nam. Anh / chị hãy kể tên một vài bức tranh.

2. Tìm những từ nói rõ lòng khâm phục và biết ơn của tác giả đối với những người vẽ tranh. Tại sao tác giả lại biết ơn những người sáng tạo ra các tranh đó?

3. Trong các màu sắc của tranh, tác giả ca ngợi những màu gì? Những màu đó có gì khác thường?

4. Anh / chị có nhận xét gì về cách đặt câu tác giả trong đoạn hai?

“HOÀNG TỬ”

Đo đạc âm thanh của đàn bầu bằng những thiết bị điện tử, người ta phát hiện khả năng phát âm của chiếc đàn một dây này rất rộng, vượt hẳn một số nhạc cụ cổ điển. Nó có thể phát ra các âm thanh rất cao và rất trầm, có thể đánh 45 âm một lúc như hợp âm hoặc chỉ đánh một nửa âm thôi.

Âm thanh đàn bà bầu mềm mại uốn lượn, có khả năng diễn tả tình cảm kỳ diệu. Người ta gọi nó là “hoàng tử trong nhạc cụ”.

Câu hỏi:

Đàn bầu là nhạc cụ dân tộc của Việt Nam. Đó là đàn một dây. Anh / chị còn biết những loại đàn dây nào khác? Chúng có mấy dây?

Наши рекомендации